Chuyển đến nội dung chính

Nguyên nhân và cách xử lý chống thấm tường ẩm mốc bạn cần phải biết

Như chúng ta đã biết thời tiết khí hậu Việt Nam nói chung, khu vực Hà Nội nói riêng có khí hậu gió mùa ẩm thấp, mưa lớn khiến cho rất nhiều ngôi nhà xuất hiện tình trạng thấm dột, tường nền bị ẩm, bong tróc các lớp vôi ve sơn bả trông rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên để khắc phục vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân từ đâu để có những phương án xử lý kịp thời, hãy cùng chúng tôi chia sẻ cách xử lý chống thấm tường ẩm mốc qua bài đọc dưới đây nhé .

Nguyên nhân dẫn đến tường trần bị ẩm mốc

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng này, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Nguyên nhân khách quan cần biết để lên phương án chống thấm tường nhà ẩm mốc

– Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với kiểu thời tiết đặc trưng: nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nhiệt độ chênh lệch lớn… Điều này tạo nên hiện tượng co ngót, cong vênh, giãn nở khác nhau giữa các loại vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào bên trong kết cấu công trình (trần nhà, móng, tường, tầng hầm…) khiến khu vực này bị thấm mốc và cần xử lý chống thấm
– Một công trình hoàn thành bền vững đòi hỏi sự đồng bộ của cả một quá trình từ bản vẽ thiết kế tới thi công và lắp đặt hoàn thiện. Chỉ cần một trong các công đoạn gặp sai sót sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng của cả công trình. Tuy nhiên trong quá trình thi công trực tiếp cũng sẽ không tránh khỏi được những kỹ thuật sai sót ảnh hưởng đến chất lượng công trình
– Trên phương diện lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1 micromet = 1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.
– Một nguyên nhân khác nằm ở vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc tường, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống chảy xuống bên dưới, lâu ngày tường nhà bị thấm nước gây mục vữa lớp sơn nước, tạo thành các mảng loang lổ và màu tường không đồng nhất.

– Thấm từ sàn nhà trên lây lan xuống: trường hợp này xảy ra đối với những ngôi nhà cao tầng. Khi nơi thấm nước là ở sàn nhà tầng trên và bắt đầu lây lan xuống trần nhà bên dưới. Ngoài ra, thấm nhà vệ sinh và sân thượng cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng xuống trần nhà tầng dưới.

Nguyên nhân chủ quan không thể bỏ qua

– Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng thấm nước vẫn diễn ra phổ biến là do thói quen trong nhận thức của người xây dựng. Chúng ta vẫn muốn xây những ngôi nhà cao tầng, khang trang, nội thất hiện đại, sẵn sàng trả tiền tỷ cho những đồ nội thất trang trí nhưng lại không hề nghĩ tới nguy cơ thấm nước của căn nhà. Hoặc nếu có thì trong quá trình thi công chưa nghĩ nhiều đến phương án chống thấm tường ẩm mốc về sau mà công trình sẽ mắc phải. Với suy nghĩ chỉ cần lựa chọn loại vữa thật tốt, lớp sơn thật bền là chắc chắn căn nhà được bảo vệ hoàn toàn trước tác động bất thường của thời tiết. Đây không chỉ là suy nghĩ một chiều của người xây dựng , mà còn là cách nhìn chưa toàn diện của nhà sản xuất vật liệu và các chủ đầu tư.
– Do lỗi thi công hoặc vật liệu kém chất lượng: lỗi này xuất phát từ những ngày đầu thi công, khi mà các thợ xây tính toán sai các bước kĩ thuật, vật liệu, dẫn đến sau thời gian dài sử dụng, trần nhà bắt đầu xuống cấp và dễ bị thấm. Hoặc quá trình xử lý thấm dột ban đầu dùng phải loại vật liệu kém chất lượng cũng dẫn đến trần nhà nhanh xuống cấp và thấm nghiêm trọng.
–  Với các nhà cao tầng, các chung cư, các biệt thự hay công trình nhà riêng khác điều cần nhất là phải nắm được các vị trí cần chống thấm, bắt buộc phải làm triệt để và quy trình thật tốt ngay từ ban đầu. Các vị trí cần chống thấm đó là: sàn mái, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, phòng giặt đồ, tầng hầm, bể nước ăn, bể phốt, tường ngoài nhà, tường trong nhà, các vị trí tường giáp lai giữa hai nhà, chống thấm ngược tường phía trong nhà, chân tường nhà tầng trệt.

Các phương pháp xử lý chống thấm tường ẩm mốc hiệu quả

Từ những nguyên nhân nêu trên từ khách quan đến chủ quan chúng ta đều phải biết để nên phòng tránh trước

1. Đối với nhà đang xây dựng cần phải thi công xử lý chống thấm ẩm mốc ngay

  • Trường hợp nhà đang xây dựng này cách chống thấm tường nhà ẩm mốc tốt nhất là trộn cát vàng với xi măng và nước vôi loãng. Tỷ lệ tốt nhất để chống thấm tường nhà là 3 cát: 1 xi măng hoặc 4 cát: 1 xi măng. Vữa xi măng với cát rất nhanh khô mà lại rắn chắc. Do đó sẽ đảm bảo chống thấm nước từ bên ngoài vào trong. Ngoài ra, trát tường nhà bạn nên dùng bay miết mạnh để tường không có một khe hở nào. Lưu ý là khi trát không được dùng vôi đặc, mà chỉ nên dùng nước vôi trộn với xi măng. Sau khi trát tường khoảng 20 ngày, bạn có thể bả matít hoặc sơn lót bên ngoài tường. Sau khi bả matit xong thì hãy dùng khăn lau sạch bụi bẩn rồi mới lăn sơn nước. Bước này sẽ giúp sơn bám chắc và bền lâu hơn và nước khó có thể thấm vào tường. Nếu chắc chắn hơn nữa bạn có thể lăn thêm một lớp chống thấm chuyên dụng bên ngoài.
  • Từ khi xây dựng, các kỹ sư xây dựng và người thi công phải nắm rõ các vị trí sẽ hay xảy ra tình trạng thấm ẩm. Chính các vị trí này chúng ta cần phải tìm đến và xử lý chống thấm tường ẩm mốc ngay khi xây dựng. Các vị trí cần chống thấm đó là: sàn mái, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, phòng giặt đồ, tầng hầm, bể nước ăn, bể phốt, tường trong ngoài nhà, các vị trí tường giáp lai giữa hai nhà, chống thấm ngược tường phía trong nhà, chân tường nhà tầng trệt. Việc làm này sẽ giúp chúng ta có được công trình bền đẹp giảm được rất nhiều chi phí cho công cuộc sửa chữa chống thấm về lâu dài nhé
  • Chủ đầu tư và bộ phận giám sát thi công công trình phải quản lý chặt chẽ vật liệu chống thấm, nên sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng uy tín. Đồng thời giám sát chặt quá trình chống thấm đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng tránh để ra sai sót
  • Bên cạnh việc khắc phục khi xảy ra thấm, dột, bạn cần thiết kế kết cấu mái sao cho phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Lưu ý với những công trình mái bằng,bạn cần đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.
  • Đồng thời, bạn cũng nên chú trọng việc cố định kết cấu mái (sử dụng vật liệu bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như lợp, dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng).
  • Ngoài ra, đánh độ dốc đủ (2 – 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia cũng hạn chế hiện tượng thấm, dột tường nhà.
  • Thêm nữa, bạn cũng không nên xây tường quá mỏng, nên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công như sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa, đúng loại gạch cho các khối xây; dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu); ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất nhằm đảm bảo tính an toàn cho công trình và độ bền theo thời gian sử dụng.
  • 2. Đối với nhà cũ, nhà cải tạo

    Cách xử lý chống thấm tường ẩm mốc

    • Nếu tường nhà cũ (đã qua nhiều năm sử dụng) bị thấm nước, bạn có thể dùng các loại sơn chống thấm tường nhà để xử lý. Trước tiên, bạn phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, nấm mốc hay bụi bẩn bằng bàn chải cứng, đảm bảo cạo sạch đều, không để lại vệt loang lổ trắng, đen. Sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc do nước thấm tường lâu ngày để rửa sạch khu vực bị thấm. Bước này rất quan trọng, nếu bạn làm không sạch, mọi vi khuẩn nấm mốc có nguy cơ quay lại nếu thời tiết ẩm ướt kéo dài.
    • Kế đến, dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất ở công đoạn này, bạn cần phải đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường không vượt quá 16%. Bạn có thể ước lượng độ ẩm của tường bằng phương pháp dùng tay. Nếu bàn tay khi đặt lên tường tạo cảm giác hơi ướt hoặc ẩm, lúc này độ ẩm vượt 25%. Chỉ khi bàn tay của bạn chạm vào tường vẫn khô, hơi mát, nhìn vào tường bằng mắt thường, bạn có thể thấy lớp màu tường (sau khi đã cạo sạch lớp sần sùi) hơi đục, có màu hơi váng trắng, lúc này độ ẩm tương đương hoặc thấp hơn 16%
Chi tiết về Nguyên nhân và cách khắc phục mời bạn đọc tham khảo tại Web chính chủ nhé
XEM TẠI ĐÂY=>> BẤM XEM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm cải tạo nhà trọ

Bạn đang kinh doanh dãy nhà trọ cho thuê, cũ kỹ đang xuống cấp, bạn cần tìm đơn vị sửa nhà trọ uy tín với giá tốt nhất. Hiện nay trên địa phận Hà Nội có nhiều đơn vị sửa chữa, tuy nhiên để tìm được công ty, dịch vụ tin tưởng, làm việc chất lượng không phải dễ dàng, hãy đến với dịch vụ cải tạo nhà trọ giá rẻ 2H HOME để chúng tôi biến ngôi nhà của bạn trở nên hoàn thiện hơn Khảo sát dãy phòng trọ, Tư vấn giải pháp tối ưu khi sửa chữa cải tạo  Quy trình làm việc của chúng tôi đã đang dần chuyên nghiệp hóa, từ khâu khảo sát, báo giá, thi công cam kết đúng tiến độ, chăm chút kĩ lưỡng từng khâu trong quá trình sửa chữa, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chuyên môn, nghiệp vụ của thợ xây sửa tại công ty. Trước khi nhận được thông tin và hiểu được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ cử  nhân viên kỹ thuật  đến tận dãy nhà trọ cần sửa chữa để khảo sát, đánh giá hiện trạng như kết cấu chịu lực của móng nhà,tường nhà … nhằm đưa ra giải pháp, phương án tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí mức tố

Kinh nghiệm Sửa chữa cải tạo nhà mà nhất định bạn phải biết khi thi công

Ngày nay có rất nhiều công trình nhà dân, nhà cấp , nhà tập thể, căn hộ chung cư xuống cấp trầm trọng. Việc ngôi nhà xuống cấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và sức khỏe đời sống của chúng ta. Những điều bạn cần phải chuẩn bị trước khi sửa chữa nhà ở 1. Xác định rõ nhu cầu cần sửa chữa cải tạo nhà  - Việc này có nghĩa là bạn và gia đình của mình là đã xác định mục tiêu cải tạo lại nhà để ở, để cho thuê hay cải tạo nhà để bán. - Việc xác định rõ mục tiêu bạn cần làm là vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề liên quan về chi phí, phương án cải tạo. - Sau khi xác định mục tiêu cải tạo nhà, bạn cần thỏa thuận và lập ra các hạng mục mình cần cải tạo nhà ở. - Ví dụ như cần đập phá chỗ này, xây cơi nới rộng ban công, dóc hết nền và tư ờng cũ đi xây trát ốp lại, thi công thạch cao hay trần nhựa...Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho vấn đề này.  2. Dự trù ngân sách  - Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần phải biết sửa chữa nhà sẽ cần rất nhiều chi phí để th